MAI LÂM

MAI LÂM

Tên thật của ông là Giuse ĐOÀN VĂN THĂNG, sinh ngày 28-04-1915 tại Hoàng Mai, tỉnh Bắc Giang. Mai Lâm đăng thơ trên một số tạp chí đạo đời có tiếng tăm như: Đường sống, Bách Khoa, Phổ Thông, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Sống Đạo, Lửa Mến, Liên Lạc vv…
13 giờ ngày 08-11-1992, nhà thơ lão thành Mai Lâm vĩnh biệt trần gian để đặt chân vào đất Hứa trên trời.
Tác Phẩm: Bảy Thánh Vịnh Thống Hối (1958) - Khúc Ca Lên Đền (thơ dịch,1960) - Truyện Tôbia (Sài Gòn, 1960) - Kinh Nhật Tụng Đức Mẹ(Sài Gòn 1963) - Kẻ Giảng (thơ dịch
1963) - Nhã Ca (thơ dịch 1963) - Thánh Ca Tuyển Tập (Sài Gòn, 1967) - Tân Ước Toàn Tập (bản dịch) - Ngôi Sao Lạ (thơ,1958) - Thánh Vịnh Toàn Tập (1964).
THÁNH VỊNH QUA NGÔN NGỮ VÀ TÂM TÌNH
NGƯỜI VIỆT
Lm. NGUYỄN HUY LỊCH O.P.
“Lời mà mình sẽ coi như của mình là lời mình đã nghe
thấy trong chính bản thân mình một vang âm”
1
. Tập Thánh Vịnh mà Dân Thiên Chúa bên đất Palestina cách đây ba mươi thế kỷ đã từng nhắc để nói lên niềm tin ở đấng Giavê Chí Thánh; tập Thánh Vịnh mà Giáo hội Chúa Giêsu Cứu Thế từ ngót hai ngàn năm vẫn còn ngày đêm tụng niệm để dâng lên Ba Ngôi lòng cậy trông, trìu mến, tập Thánh Vịnh bất diệt này cũng đã gieo trong tâm hồn người tín hữu
Đông Phương một xúc động khá mạnh, một vang âm khá lớn, để người tín hữu đó sau nhiều năm suy ngẫm, cảm thấy mình phải chia sẻ cùng đoàn thể cái kho tàng quý báu hàm
chứa trong Thánh Kinh. “Vì tin, nên mới nói – Credidi prop- ter quod locutus sum” (Tv 115, 10). Vì đã đọc, đã chiêm ngưỡng, đã thưởng thức, đã thấm nhuần cái tinh túy của Thánh Vịnh, nên ông Mai Lâm – Đoàn Văn Thăng đã dịch ra Việt Văn tất cả 150 bài của tác phẩm linh thiêng.
1
“La parole qu’on fera sienne est cella don’t on a entendu en soi un écho” (H.Bergson).
Dịch giả đã bắt tay vào công trình này với ước vọng mang đến cùng anh em đồng bào lời mà chính Thiên Chúa còn sống trong mong chờ, mong chờ đấng cứu độ. Lời đó đã giáo huấn biết bao thế hệ, thấm nhiễm nơi họ tinh thần tôn giáo, khuyến khích họ sống theo luật thánh. Thánh Vịnh đã nói lên tất cả nỗi niềm, tất cả sắc thái của con người trên đường tìm đến Thiên Chúa. Thánh Vịnh là lời nguyện của tổ tiên ta trong đức tin, đã ngợi khen uy quyền Đức Giavê, đã hoan hô tình yêu thủy chung nơi Ngài, nhưng Thánh Vịnh cũng không quên thuật lại những cố gắng của con người, dù đã tội lỗi, dù đã bao phen bội phản: cố gắng để hối cải, để chuyển hướng, để tiến về cùng đấng Tuyệt đối, để đáp lại
lời mời nên thánh. Những lời tha thiết đó, sau khi Chúa Cứu Thế giáng trần, hy sinh, hiến mình trên Thập Giá, lại vẫn còn giá trị vì hơn lúc nào hết, Thánh Vịnh trong nhịp bước
của Giáo hội đã thành khúc ca khải hoàn của cả đoàn thể tín hữu khắp năm châu cùng tiến theo Vị đã thắng “Ba Thù” dẫn đưa nhân loại về cùng Thiên Chúa là Vua muôn đời, là
Chúa Thanh Bình, là Cha dịu hiền vinh quang vạn thuở. 
Ông Mai Lâm đã thực hiện công trình dịch thuật với cả một lòng chân thành sùng kính: qua những ngôn ngữ, tâm tình mà mình lột tả, dịch giả cũng hiểu rằng đó là lời lẽ, là tâm tình Thiên Chúa dun dủi trên môi miệng phàm nhân, để con người được thông công với chính thực tại siêu linh  vĩnh cửu. Do đó dịch giả đã thận trọng cố sao cho văn bản trung thành với đường tư tưởng, với cách thức diễn đạt của Kinh Thánh, lại cũng thích hợp với ngôn ngữ mình sử dụng.
Công việc thật không phải dễ. Ông Mai Lâm đã góp phần, cái phần thanh cao nhất của ông để dâng lên Chúa lời ca muôn thuở qua âm thanh, nhịp điệu của dân ta. Trong khi đây đó tâm hồn người Công giáo chớm nở một mong muốn thiết tha, lần về nguồn chánh của Mạc Khải; trong lúc Đệ nhị Công đồng Vatican dưới ánh sáng Ngôi 
Ba Thánh Thần đồng nhiệt thành tìm đường phát triển đức tin, canh tân nếp sống của Dân Thiên Chúa, thiết tưởng của “giáo dân” để tham dự mật thiết vào đời sống thiêng liêng,
vào nhịp cầu nguyện chung là điều đáng mến phục. Hy vọng rằng “giáo dân Việt Nam” ta sẽ mượn lời Thánh Vịnh
ông Mai Lâm dịch đây để tung hô Đấng đã dựng nên muôn dân tộc, đã ban cho muôn ngôn ngữ, với biết bao sắc tháiriêng tư phong phú, nhưng lại cũng đã đúc kết mọi tâm hồn
trong một niềm tin bền bỉ. Thánh Vịnh sẽ nâng đỡ ta trên
đường về quê thật, như Thánh Âu Tinh đã thiết tha ao ước.
Con của Thanh Bình, con của một Công giáo hỡi! Người
đi vào đường, vừa hát vừa đi!
Khách đi đường làm thế đấy, cho bớt nhọc nhằn. Trên
con đường trường, người hát lên đi!
Tôi van nài người, vì đường người đi, người hát lên đi,
Trên con đường này, hát khúc Tân Ca! Ai có mặt, chớ có
hát những cái ngày xưa,
Người hát những bản Tình Ca của Tổ Quốc người đi!
Đừng hát những chuyện cũ làm chi!
Đường mới, khách đường mới với khúc Tân Ca!(1)
(1) Thánh Âu- tinh. Enarr, in psalm 66,6

LỜI NGUYỆN LÚC TUỔI GIÀ

  •   23/03/2021 04:12:00 AM
  •   Đã xem: 733
  •   Phản hồi: 0

LÀ HƯ KHÔNG

  •   23/03/2021 04:09:00 AM
  •   Đã xem: 718
  •   Phản hồi: 0

ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH

  •   23/03/2021 04:07:00 AM
  •   Đã xem: 688
  •   Phản hồi: 0

HỒN TÔI KHAO KHÁT CHÚA

  •   23/03/2021 04:05:00 AM
  •   Đã xem: 671
  •   Phản hồi: 0

TỪ ĐÁY VỰC

  •   23/03/2021 04:02:00 AM
  •   Đã xem: 662
  •   Phản hồi: 0

KHÚC CA LÊN ĐỀN

  •   23/03/2021 03:59:00 AM
  •   Đã xem: 684
  •   Phản hồi: 0

KẺ LƯU ĐÀY KHẨN NGUYỆN

  •   23/03/2021 03:51:00 AM
  •   Đã xem: 576
  •   Phản hồi: 0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây