VŨ PHAN LONG

VŨ PHAN LONG

VŨ PHAN LONG

Tên thật: Phaolô Vũ Phan Long – Sinh năm 1929 tại Phước Hòa, Tuy Phước, Bình Định – Dạy Việt văn tại trường Tây Sơn, Quy Nhơn – Lãnh bí tích Thánh tẩy tại nhà thờ Hòa Ninh, Quy Nhơn, ngày 03-10-1990 – Qua đời ngày 09-10-1990.
Tác phẩm thơ: Đìu Hiu (1968), Dưới Bóng Ngậm Ngùi
(1971), Hòa Âm Cố Quận (1974).
http://www.vuvandailang.tk
TÂM TÌNH CỦA MỘT HỌC TRÒ
MARTINO NGUYỄN VĂN TƯỜNG
Thầy tôi, nhà thơ Vũ Phan Long, người đã thành danh trong làng thi ca Việt Nam; ít ra những ai yêu thích thơ ca vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70 ở Quy Nhơn chắc đều biết đến những tập thơ:
- Đìu hiu (1968)
- Dưới bóng ngậm ngùi (1971)
- Hòa âm cố quận (1974)
Lẽ ra mỗi tác giả, trong tuyển tập này đều có một bài viết chia sẻ cảm nghiệm sáng tác thơ Đạo của riêng mình. Thế nhưng thầy tôi không còn nữa. Phải chi Thầy tôi còn sống để viết phần chia sẻ này, mà tôi nghĩ chắc rất thú vị, bởi Thầy tôi chỉ được nhận Bí Tích Rửa Tội trước khi qua đời chưa tới một tuần.
Một học trò viết về những kỷ niệm văn chương của thầy mình sẽ không tránh khỏi chủ quan và ngưỡng mộ của một học trò đối với thầy. Bởi thế tôi xin trích một vài bài viết của các bậc tiền bối về thi sĩ Vũ Phan Long (về phần thơ đời) để quí độc giả có thể hình dung vài nét chấm phá chân dung nhà thơ Vũ Phan Long.
“Cánh ong trên lá rập rình
Môi em mật ngọt nụ tình nở hoa”
Một câu đó cũng đủ làm cho mình tin rằng chàng họ Vũ sẽ dựng nên sự nghiệp trên thi đàn Việt Nam, và sẽ nối bước các bậc đàn anh Hàn Mạc Tử, Chế lan Viên, Yến Lan, Lam Giang, Võ Phiến…, góp phần trang điểm nước non 
Bình Định mỗi ngày một thêm mới thêm xinh.”
Quách Tấn - Đề bạt đìu hiu – 10-6-1968
“Tập thơ “Điu Hiu” của thi sĩ Vũ Phan Long là hưởng  điệp của những thi tứ cố hữu đất Thần Châu Vijaya…nguồn thơ Vũ Phan Long như một dòng sông vừa mới khởi hành ở đoạn thượng lưu, chúng ta có quyền hy vọng thấy một sông dài đêm trăng vang lên nhạc hiệu lưu thủy viễn khứ…”
Lam Giang (Tia Sáng số ra 24-4-1969)
“Như một đại sư đạt đạo, Vũ Phan Long nhìn mọi sự đều chan hòa hoan lạc. Những giọt rượu đời không còn nồng vị chua cay.
“Những giọt rượu thanh bình mơ ước
Mùa hằng xuân non nước quê hương
Ngủ vùi dưới bóng tà dương
Máu me quên cả tư lường đớn đau”
Vang bóng sau bao nhiêu ác âm gai góc hiểm trở của ý và lời, ta thấy chan hòa một niềm vui bất tuyệt. Niềm vui đứa con hoang trở về cố quận. Tiếng chân ngựa lóc cóc trên đường đá vào buổi xế bóng của một đời, tự nhiên có một nỗi náo nức riêng, còn sâu, còn đầy hơn cả niềm xôn xao mới lớn. Có lẽ nên tưởng tượng thêm: Trên chiếc xe ngựa trở về cố quận, còn có một thiền sư lim dim đôi mắt, khe khẽ ngâm theo nhịp vó.
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
Nguyễn Mộng Giác - Ngày đứa con trở về – 7-3-1973 Trên đây là những chia sẻ về phần thơ đời của thi sĩ Vũ Phan Long. Về phần thơ đạo, tôi còn nhớ rõ có lần thầy Long hỏi tôi: “Sao em không thử thi hóa Thánh kinh?” Thú thật, lúc đó tôi còn chưa làm một bài thơ đạo nào, làm sao dám nghĩ đến chuyện to tát. Tôi chỉ mỉm cười đáp: “Con không làm nổi đâu thầy”.
Rồi bẵng đi một thời gian, thầy lại nói: “Thầy sẽ thi hóa một số đoạn Thánh kinh. Em nghĩ sao?” Lúc ấy, thầy vẫn là người ngoại đạo. Tôi hơi bối rối, dẫu biết thầy là một thi sĩ có tài nhưng tôi cứ lo thầy lấy đâu ra niềm tin bên trong những con chữ. Tôi không trả lời câu hỏi của thầy.
Đến lúc lâm bệnh nan y, biết mình không qua khỏi, thầy trao cho tôi một tập bản thảo dở dang của tập thơ “Hành Trình Đẫm Máu” và sau đó ngỏ ý muốn được rửa tội. Tôi đã hoàn thành tâm nguyện của thầy. Thầy đã được
Cha Hoàng Minh Tâm (lúc ấy là cha sở giáo xứ Hoà Ninh, Giáo Phận Quy Nhơn) rửa tội và ban các bí tích tại bệnh viện Đa Khoa Quy Nhơn.
Sau khi thầy tôi qua đời, tôi lần giở các tập thơ, bản thảo của thầy xem lại. Khi đọc tập bản thảo “Hành Trình Đẫm Máu” tôi đã buột miệng “Lạy Chúa!Lạy Thiên Chúa!” Tôi đã cảm nhận được ơn Chúa Thánh Thần đằng sau những câu thơ của một nhà thơ ngoại giáo. Và tôi hiểu điều gì khiến thầy tôi xin chịu phép rửa.
Tôi liên tưởng đến bài “Ngày đứa con hoang trở về” của nhà văn Nguyễn Mộng Giác và tôi nghĩ đến “Đứa con ho-  ang đàng trong Kinh Thánh”. Tôi thấy thầy Vũ Phan Long “trên chiếc xe ngựa trở về cố quận, khe khẽ ngâm theo nhịp vó:
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
HÀNH TRÌNH ĐẪM MÁU
* Tôi kính dâng tiếng thơ “HÀNH TRÌNH ĐẪM MÁU” lên đấng Jésus Christ. Người đã không lùi bước trước gánh nặng của chân lý, bằng sự lựa chọn: Cuộc hành trình đẫm máu lên đồi Golgotha và nỗi khổ hình của Người trên thập giá!
* Và kính tặng DOSTOIEVSKI - Văn hào vĩ đại của cả nhân loại. Cuộc đời của Dost cũng như cuộc đời của Chúa, đã chịu đựng tất cả những cô đơn đau khổ điển hình của con người trên trần gian...
VPL.

MAĐALÊNA: ĐỢI NGÀY PHỤC SINH

  •   31/03/2021 04:38:00 AM
  •   Đã xem: 598
  •   Phản hồi: 0

KHỔ GIÁ VÀ PHỤC SINH

  •   31/03/2021 04:35:00 AM
  •   Đã xem: 504
  •   Phản hồi: 0

VƯỜN GHETSÊMANI

  •   31/03/2021 04:31:00 AM
  •   Đã xem: 510
  •   Phản hồi: 0

MAĐALÊNA: TÓC LAU CHÂN CHÚA

  •   31/03/2021 04:28:00 AM
  •   Đã xem: 511
  •   Phản hồi: 0

DỤ NGÔN HẠT LÚA ÂM THẦM

  •   31/03/2021 04:26:00 AM
  •   Đã xem: 572
  •   Phản hồi: 0

NGÔI SAO SINH NHẬT

  •   31/03/2021 04:22:00 AM
  •   Đã xem: 521
  •   Phản hồi: 0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây