KHẢI TRIỀU
Tên thật : Antôn Nguyễn Văn Tùy (hộ tịch sau này: Nguyễn Văn Tuy), sinh năm 1936, tại An Mỹ, giáo xứ Kẻ Lường, nay là Lường Xá, huyện Phú Xuyên, Hà Đông (Hà Nội). Năm 12 tuổi vào Nhà Chung An Mỹ, sau đó đi học ở Hoàng Nguyên, Sở Kiện, Phủ L{, Hà Đông (Trường Minh Tân), Hà Nội (Trường Dũng Lạc). Năm 1954 di cư vào Sài Gòn. Năm 1955 học ở Trường Trần Lục. Năm 1957-1960, lên Ban Mê Thuột dạy học. Năm 1960 về Sài Gòn, công tác tại các tòa soạn Nhật báo Dân Việt (1960-1964), Việt báo và Dân báo (1964), Việt Nam Nhật báo (1964), Tạp chí Quần Chúng (Bộ mới, 1969-1970), Diễn Đàn Chính Đảng (1971), Nguyệt san Giáo Dục (1969-1975). Viết cho Nguyệt san Tinh Thần (1970-1975). Từ 1976-1987, công nhân Đường sắt (Hỏa xa), tuyến đường Sài Gòn – Mường Mán.
Email: phuckhainguyen@yahoo.com.vn
Điện thoại: (08) 3970-1685; 01214-457-689
TÁC PHẨM:
1. Người ôm mặt khóc (Thơ, Đại Nam Văn Hiến,1963)
2. Tiếng hát khuẩn trùng (Thơ, Đại Nam Văn Hiến,1964)
3. Người ôm mặt khóc (Tuyển tập thơ, 1963-2013)
4. 52 năm thơ Khải Triều (1963-2015)
5. Bản Tự Thú (Tiểu luận, viết chung với Bùi Phổ.Từ Thức xuất bản, 1971)
6. An Mỹ - Quê tôi một tuần trong đời (Truyện kí 1999)
7. Ngọn nến ăn năn, (Chuyện kể, 2014)
8. Công Giáo miền Nam Việt Nam sau 30-4-75 (Biên khảo, kí tên Nguyễn An Tôn. Cơ sở Dân Chúa xuất bản tại Hoa Kz năm 1988)
10.Năm cùng tháng tận (Nhật k{ cuối đời, 2014-2015)
ĐÔI LỜI VỀ THƠ VÀ THƠ ĐẠO NÓI RIÊNG
Bài thơ đầu tiên tôi viết là bài “Sang mùa”. Khi ấy tôi sống tại Ban Mê Thuột, vào khoảng năm 1958-1959 gì đó. Tôi gửi cho tờ Bán nguyệt san Phổ Thông ở Sài Gòn của Nguyễn Vỹ. Bài thơ được đăng trọn một trang báo. Tôi không còn lưu giữ được bài thơ này và cả tờ báo đăng bài. Năm 1960 tôi về Sài Gòn. Cũng trong năm này, tờ nhật báo Dân Việt ra mắt. Tôi vào làm cho tờ Dân Việt ngay từ buổi đầu. Công việc của tôi là sửa bài trên bản vỗ, đồng thời cộng tác với ông Thanh Tùng, còn có tên là Cô Lan Hương, làm trang Văn Nghệ Dân Việt cuối tuần, giữ mục riêng là Điểm Sách, kíbút hiệu Khải Triều. Còn làm thơ và viết các bài văn thì tôi kí Trăng Rừng hoặc Từ Đan Thanh.
Những bài báo về văn nghệ này cũng như bài thơ “Sang mùa” đầu tay, tôi không lưu giữ bài nào. Ngay cả hai tập thơ đã in từ năm 1963 và 1964, tôi cũng đều không giữ, lúc đó tôi chưa có í niệm nào về việc cần lưu giữ. Bởi vì, tôi làm thơ và bước vào làng văn từ bấy giờ cho mãi đến nay như một cái gì tự nhiên, rất tự nhiên như hơi thở. Bây giờ thì tôi tự hỏi: Phải chăng đó là cái gốc của sự Từ Bỏ vốn đã có ở trong tôi? Để được thanh thản, được an bình?
Cho nên, ngay từ bài thơ đầu đời của tôi và nối tiếp cho đến nay, trong đó có thơ đạo, chỉ là một phát khởi từ nội tâm. Cái này người ta thường gọi là hồn thơ, hoặc là cõi sâu nhiệm. Thơ được phát khởi từ cõi sâu nhiệm này. Để có được cái sâu nhiệm trong suốt cuộc hành trình của đời người, điều cần có là một đời sống nội tâm. Đời sống nội tâm hay còn gọi là đời sống thiêng liêng.
Trong cuốn sách Gương Phúc, sau này đổi là Gương Chúa Giêsu, gọi đời sống này là nhiệm hiệp, hay tận hiệp, rất cần có đối với người có đạo, cách riêng cho bậc tận hiến và văn nghệ sĩ Công giáo.
Còn việc tôi đến với thơ đạo, ngay từ đầu tôi chỉ nói đến những nét chấm phá trong đạo, phát sinh từ bối cảnh xã hội. Chẳng hạn: Con đường này đưa đến nhà thờ
Một vì sao vừa lặn cuối phố
Sau lưng tiếng hát da đen và tuổi trẻ
Sau lưng thành phố và cuộc đời bắt đầu
Một vì sao vừa lặn trên nóc thánh đường
Tôi một giáo dân đi tìm bình yên
Tôi một giáo dân đi về Thượng đế
…
(Trong “Người ôm mặt khóc”, 1963)
Những ai sinh vào cuối thập niên 1960 trở lại đây, thì không dễ nhận ra bối cảnh xã hội của những năm 1963-1964, đây là những năm “xáo trộn” nhất của miền Nam lúc bấy giờ. Cũng thời kì đó, có người nói rằng tôi viết lịch sử bằng thi ca. Riêng tôi, tôi chỉ ghi nhận thực tại mình có mặt, sống cái thực tại mà Chúa đặt để mình trong đó. Từ cái thực tại ấy, tôi nhận ra thân phận của mình:
Tôi cuộn tròn hai tay hai chân
Như giấc ngủ mùa đông
Tôi cuộn tròn linh hồn tôi
ý nghĩ tôi
Tôi dấu kín bi thảm vào tận cùng linh hồn
Rồi những ngày cô đơn ngồi kể lể
Tôi dấu kín buồn phiền lên tận cùng đôi mắt.
…
(Bài “Giấc ngủ”, trong tập “Tiếng hát khuẩn trùng”, 1964)
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói: “Ngày nay người ta nói nhiều về vai trò ngôn sứ của giáo hội. Từ ngữ đó đôi khi bị lạm dụng. Nhưng đúng là giáo hội không bao giờ được phép chạy theo thời. Giáo hội phải nói lên cái xấu và cái nguy của thời đại; phải nhắc nhở lương tâm những kẻ có quyền, cả những người trí thức, và cả những kẻ thờ ơ hẹp hòi trước những nỗi thống khổ của thời đại.”
Hơn 30 năm sau, năm 1997, trong bài “Lời tự thú”, tôi đã nhớ Lời Chúa “Hãy nên như trẻ
nhỏ”:
Tôi ước mơ trở về thời dĩ vãng xa xưa
Để thấy mình trọn vẹn hình hài.
Chỉ sống Lời Chúa, con người mới có “bàn tay sạch” và chân đi đường công chính. Những điều này là mầm đạo đã ở sẵn trong tôi. Đến sau này, học hỏi Kinh Thánh và cầu nguyện, thơ đạo của tôi mang hình hài Chúa Giêsu trong cuộc thương khó. Thơ tôi nói chung và thơ đạo nói riêng, không thoát ly với bối cảnh xã hội.Theo tôi, có như thế, thơ đạo mới lan tỏa vào lãnh vực văn học. Đấy cũng là sứ mệnh của người cầm bút
Công giáo.
Sài Gòn ngày 1-9-2015
KHẢI TRIỀU