Tên thật là Antôn Nguyễn Trọng Qúy – Sinh ngày 12-12-
1940 tại Qúy Cao, Hải Dương thuộc Giáo phận Hải Phòng
– Thụ phong linh mục ngày 21-12-1967 – Qua đời ngày 10-02-2009.
Đã in: Tuyển Tập Thơ Thanh Quân, NXB Tôn Giáo, 2009423
CHÚT LÒNG MÔN SINH
Michel NGUYỄN HÙNG DŨNG
Theo Từ Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học thì
thơ được định nghĩa như là một hình thái nghệ thuật dùng
ngôn ngữ giàu hình ảnh và có nhịp điệu để diễn đạt nội
dung một cách hàm súc. Đó là một lời giải thích chung
chung, khái quát. Khi đọc thơ Thanh Quân rồi, chúng tôi có
thể giải trình rằng thơ là hơi thở, là giọng nói, ánh mắt, nụ
cười, là nỗi buồn, cơn đau và cả là tức cảnh sinh tình như khi
nhìn thấy một cánh hoa tầm xuân hé nở, một chú chim non
lạc đàn, một người hành khất cô đơn lận đận hay một làng
quê êm đềm tịch mịch…
Càng đọc thơ Thanh Quân, chúng tôi càng cảm nghiệm
được nét tài hoa, tinh tế qua những dòng thơ lãng đãng, sâu
lắng, giàu âm điệu, xuất phát tự đáy một tâm hồn đơn sơ,
hiền lành, dung dị. Thơ Thanh Quân được ví như những viên
ngọc trai tự nhiên đẹp lấp lánh ẩn mình dưới đáy biển sâu
chứ không hề lộng lẫy kiêu sa như những viên kim cương
nơi các tiệm kim hoàn nổi tiếng. Bên cạnh đó, thơ Thanh
Quân còn mang đậm ký ức, hoài niệm sâu lắng về những
nơi hay những lúc mà thi sĩ đã sống, đã đi qua, đã phục vụ
như Đà Lạt sương mờ, Huế mộng mơ…
Thơ Thanh Quân còn nặng tình hiếu thảo với các đấng
sinh thành, tôn sư trọng đạo với các vị bề trên, quý mến
với các anh chị và đối với mọi người… Thanh Quân không
chỉ biết thổn thức với con tim, lãng mạn với trăng sao, mây
gió,… mà trên hết và trước hết Thanh Quân phải chu toàn
trách nhiệm làm linh mục, làm tư tế… nên trong thơ Thanh
Quân luôn bàng bạc lời cầu nguyện cao khiết nguyên tuyền
dâng về Thiên Chúa, luôn réo rắt bài ca tựa hương trầm
ngào ngạt bay lên chốn tôn nhan. Có thể nói được rằng toàn
bộ thi tập Thanh Quân đều được đóng dấu thiêng liêng bởi
lòng tín thác vô biên vào tình yêu Thiên Chúa và bởi lời ca
tụng miên viễn dâng lên Đức Trinh Nữ Maria.
Thơ Thanh Quân tuy không có nét sang trọng, bài bản,
lịch duyệt như thơ của Xuân Ly Băng; hoặc vi diệu, kết hợp
nhuần nhị văn chương và tôn giáo của Trăng Thập Tự; hay
từng trải ngang dọc, phong phú ngôn ngữ tài tình của Lê
Đình Bảng, nhưng bù lại, thơ Thanh Quân lôi cuốn ở nét
dung dị, tự nhiên, đơn sơ như tấm lòng của thi sĩ được thể
hiện qua chính cuộc đời ẩn dật, khiêm hạ của người.
Khi biên tập thơ của Thanh Quân, chúng tôi là những học
trò kém cỏi chỉ mong ước được giới thiệu thơ của thầy mình
một cách đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất, nhưng vì khả năng
cảm thụ thi ca của chúng tôi có giới hạn, nên chúng tôi cúi
đầu nguyện xin hương hồn linh mục thi sĩ tha thứ.