VŨ ĐỨC TRINH
Linh mục – nhà thơ Giuse Vũ Đức Trinh sinh ngày 2 tháng 10 năm 1918, tại Sa Châu, Giao Thủy, Nam Định. Ông gia nhập chủng viện năm 1930. Thụ phong linh mục năm 1944. Qua đời năm 1964.
Tác phẩm: Ánh Vàng (thơ, 1956), Hương Thiêng (thơ, 1956), Suối Tình Yêu, 1964), Đuốc Trời cao (thơ), Thục Nữ Thiên Hương (thơ), Bảo Tàng Ân Ái (thơ), Những Quả Tim
Non (thơ), Mấy Áng Phong Dao (dịch sang Anh văn, NXB Thăng Long, Sài Gòn, 1957).
LỜI MỞ SUỐI TÌNH YÊU
Mặt trời vừa khuất dạng sau dãy núi, cánh rừng liền đượm vẻ huyền bí âm u.
Mặt trăng nửa vành, treo lơ lửng giữa dăm chòm mây xốp.
Tách ra khỏi khung xanh lồng lộng, gương Nga chiếu tia nõn, tô điểm cõi trần gian.
Khu rừng buồn tênh, dần dần trở nên vui như hội.
Gió hiu hiu khẽ thở vào khóm lá, tấu nên chuỗi tiếng reo
dịu dàng. Từng dải tia màu sữa, xen kẽ lá, kẽ nhành, chấm
xuống nền những loạt đốm hân hoan, nhảy múa.
Tắm chân đèo, suối tuôn róc rách, khi đầy khi vơi. Ánh
trăng tơ nhuộm bạc dòng nước chảy. Từ nơi vô định, bầy
nai nhanh nhảu băng đến phía chân đèo. Chúng tha hồ hớp
sóng gợn lăn tăn…Bỗng nhẹ như tên vút, nai con lao mình
tới hông nai mẹ. Chúng nhởn nhơ, gắn môi vào suối sữa,
bú ngon lành. Nai mẹ vồn vã, thương yêu, vui mừng, quấn
quýt…
Chao ôi! Cảnh thiên nhiên gợi ra trăm ý nghĩ lạ lùng:
Cảnh Suối Nước và Suối Sữa nhắc cho ai nhớ bóng hình
Suối Máu và Suối Ơn. Cảnh Suối Máu và Suối Ơn là tượng
trưng của SUỐI TÌNH: Trước đây, gần 20 thế kỷ, trên đỉnh
Núi Sọ, ngoài Thành Sion, Đấng Cao Siêu chịu đổ máu
chan hòa. Máu từ bốn mạch của tứ chi trào ra như nước
suối. Rằm tháng bảy, từ giờ ngọ đến ba giờ chiều, mặt trời
bị mất ánh, tối như bưng. Ngài kêu cả tiếng; xong, gục đầu,
tắt thở! Đã tối om, rung chuyển mạnh. Mồ bật tung nắp; đá
vỡ toang. Trong đền thờ, màn bị xé roạc từ trên xuống dưới.
Muốn thử xem Ngài đã chết hẳn chưa, tên lính Longinô
cầm đòng, nhè ngay cạnh sườn, đâm thủng. Quả Tim bị mũi
nhọn xiên tàn ác, đổ nốt mươi giọt máu sau cùng. Viên sĩ
quan và nhiều binh sĩ đứng canh khi xem phép lạ tỏ tường,
liền đấm ngực, tuyên bố: “Đích thật, Người này là Kẻ Công
Chính, là Con Đức Chúa Trời”.
Nhưng cớ sao “Kẻ Công Chính” hay “Con Đức Chúa
Trời” kia chịu đổ tuôn hết Máu? Phải chăng để làm thỏa
mãn phép công bình Đức Chúa Cha, cùng để đền bù muôn
tội lỗi cho loài người? Vâng đúng đấy; song nhất là để tỏ
tình trìu mến Chúa thiên cung, và tỏ lòng yêu đương người
cõi thế. Máu Ngài là cả một Suối Tình Yêu!
Tuy chỉ đổ máu bên ngoài có một phen, Ngài còn đổ máu
cách thiêng rất nhiều lần. Trước khi phó Mình cho đoàn
hung thủ, Ngài dùng phép toàn năng, lập ra đường lối phụng
sự bằng cách Hi Sinh vô giá. Ngài đọc hai câu truyền phép
cho bánh miến đổi ra Thịt Ngài, cho rượu nho đổi ra Máu
Ngài. Thịt và Máu là Của Tế Lễ Chúa khuôn xanh. Thịt để
một nơi, Máu để một chỗ; đó là vụ tử vong thâm thúy. Việc
tế Lễ đồng thời, cũng là một Bí Tích: có ơn bề trong và có
dấu bề ngoài. Vì mến Chúa, yêu Người, Ngài ẩn dưới hình
bánh, hình rượu, để Thiên Chúa hưởng Của Lễ cân xứng,
và để loài người nhờ Bí Tích cao sâu. Muốn cho công cuộc
mến yêu này liên tiếp, qua thời gian và không gian, Ngài
truyền chức Tế Lễ cho các Tông Đồ; rồi các Tông đồ truyền
chức kia cho Môn Đệ, và các Môn Đệ truyền chức kia cho
hàng Giáo Sĩ. Theo định luật thiên nhiên, “tre già thì măng
mọc;” hàng Giáo phẩm trong Hội Thánh Công giáo, lần
lượt kế thừa vị tiền bối, mà nắm quyền sở hữu Thánh Lễ và
Bí Tích thánh Thể.
Như nước nguồn trào ra lai láng, suối ơn trong Thánh lễ
và Bí Tích cao sâu vẫn cuồn cuộn chảy, không ngừng. Vô
số linh mục,như đàn nai khát nước hay khát sữa, vẫn đon đả,
trung thành, năng đến Suối Tình Yêu. Suối này phát nguyên
từ đỉnh Núi Sọ, chảy lan ra khắp địa cầu.
Cây trồng bên cạnh mạch nước, thường dễ nảy búp.
Vươn ngành, và dễ đâm hoa, kết quả. Linh hồn năng sử
dụng nước Suối Tình Yêu, thường nhờ ơn cứu vãn, ơn thánh
hóa mà trở nên đẹp đẽ, tốt lành…Vì lẽ đó, hành động viếng
Chúa Ngôi Hai ngự trong Thánh Thể, từ lâu, vẫn là thói
quen của người Công giáo
Đêm hôm ấy – một đêm giữa mùa đông – chả bỏ đâu
cho hết buồn tẻ, chúng tôi về nơi sùng bái, thăm Chúa ngự
trên bàn thờ.
Ngọn đèn chầu, giống hệt nét chấm úa đỏ, mới hiu hắt
làm sao? Hình như nó muốn hòa điệu với cảnh vật bên
ngoài, với trăng mở và gió rét. Nhưng, ôi! Nó minh mẫn lạ
lùng. Tự nhiên nó khiêu gợi trong trí óc của chúng tôi một
ý tưởng ngộ nghĩnh: Lấy tên các sự vật xung quanh Bí Tích
thương yêu làm đầu đề cho những bài viếng Mình Thánh.
Thế rồi, từ đó, chúng tôi để ý ghi lấy ít nhiều cảm tưởng
phát sinh trong ván Lễ, trong giờ chầu. Ngoài ra, chúng tôi
còn chêm vào mấy tài liệu lịch sử. Chúng tôi chia tác phẩm
ra làm 31 bài, cho vừa xem trong buổi triều yết khá phi thường.
Chúng tôi không ngần ngại cống hiến quyển sách này
cho các bạn đọc bất cứ ở đâu trong bốn phương trời, dẫu
cùng đạo hay khác đạo. Các bạn đọc không Công giáo sẽ
hiểu: tại sao Thánh Lễ và Thánh Thể là trung tâm điểm cho
tín ngưỡng của Hội Thánh Rôma. Còn các bạn đọc Công
giáo sẽ có thêm nhiên liệu cho lửa khâm sùng Thánh Lễ và
Thánh Thể